Bảo hiểm xã hội, Y tế

 1. Tư vấn bảo hiểm y tế

  Thứ nhất:  tư vấn bảo hiểm y tế bắt buộc.

  • Tư vấn đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm y tế: Những đối tượng nào bắt buộc phải tham gia bảo hiểm y tế, không tham gia bảo hiểm y tế có bị xử lý vi phạm gì không?
  • Khám bệnh đúng tuyến trái tuyến như thế nào: Như thế nào được gọi là đúng tuyến? Khám tại nơi khám chữa bệnh ban đầu hay chỉ cần nơi khám bệnh cùng cấp quận huyện? Từ tuyến huyện lên tuyến trung ương có phải đi đúng tuyến không? Nơi cơ sở khám chữa bệnh ban đầu là tuyến huyện nhưng đi cấp cứu điều trị trên tuyến trung ương thì có được gọi là đúng tuyến?
  • Tư vấn trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động cho người lao động: Phương thức tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động cho người lao động như thế nào, đóng theo quý hay theo tháng hay cả năm. Doanh nghiệp có trách nhiệm gì trong vấn đề bảo hiểm y tế cho người lao động.
  • Tư vấn nơi đăng ký khám chữa bệnh, thủ tục thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh: Đăng ký khám chữa bệnh cho đối tượng bắt buộc như thế nào? Có được tự chọn nơi khám chữa bệnh không? Làm việc một nơi nhưng đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại một nơi khác có được không? Để thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu hồ sơ thủ tục cần những gì?
  • Mức hưởng bảo hiểm y tế của những đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế là bao nhiêu: Đối với những đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm y tế thì mức hưởng như thế nào? Có gì khác so với bảo hiểm y tế tự nguyện không? Có phụ thuộc vào trái tuyến hay cùng tuyến không?
  • Học sinh sinh viên có bắt buộc phải tham gia bảo hiểm y tế : Với các đối tượng học sinh, sinh viên có bắt buộc phải đóng bảo hiểm y tế tại trường học không? Nếu không đóng có bị xử lý kỷ luật từ phía nhà trường không? Nếu đóng bảo hiểm y tế tại trường thì có được đi thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu không?
  • Tham gia đóng bảo hiểm y tế 5 năm liên tục có lợi ích gì : Việc bạn tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục thì có gì lợi hơn so với tham gia chưa được 5 năm? Nếu trong thời gian 5 năm có một khoảng thời gian bị gián đoạn có bị ảnh hưởng gì không, và phải làm thế nào trong trường hợp này? Khi tham gia bảo hiểm y tế trên 5 năm liên tục có phải được thanh toán chi phí 100% không?
  • Thời gian nghỉ thai sản có được hưởng bảo hiểm y tế : Trong khoảng thời gian bạn nghỉ hưởng chế độ thai sản, bạn không đóng bảo hiểm xã hội vậy bảo hiểm y tế có được hưởng không? Phần chi phí cho sinh đẻ có được chi trả theo bảo hiểm y tế. Việc tham gia mua bảo hiểm y tế tự nguyện trong thời gian này có được không?
  • Thời gian điều trị ốm đau, tai nạn lao động có được hưởng bảo hiểm y tế: Bạn điều trị ốm đau, tai nạn và không thể đi làm trong thời gian này, nếu nghỉ để điều trị trên 14 ngày thì bạn có được hưởng bảo hiểm tế không? Trong thời gian này công ty có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế cho bạn không? Hay có có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế trong thời gian này cho bạn?

   Thứ hai: tư vấn bảo hiểm y tế tự nguyện theo hộ gia đình.

  • Giá mua bảo hiểm y tế tự nguyện theo hộ gia đình  : Giá mua bảo hiểm y tế tự nguyện theo hộ gia đình được tính như thế nào? Có giá cố định không hay thay đổi theo thời gian? Nếu tham gia cả gia đình mức giá sẽ thế nào? Có được hỗ trợ thêm khoản nào không? Có bắt buộc phải tất cả thành viên trong gia đình tham gia không?
  • Phương thức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện theo hộ gia đình như thế nào: Cách đóng bảo hiểm y tế tự nguyện gia đình như thế nào? Đóng theo quý, theo tháng hay cả năm?
  • Mua bảo hiểm y tế tự nguyện theo hộ gia đình ở đâu: Tham gia bảo hiểm y tế ở đâu, nơi có hộ khẩu thường trú hay tạm trú tạm vắng có được không? Có thể mua bảo hiểm y tế nơi mình muốn mua không?
  • Khám chữa bệnh không đúng cơ sở khám chữa bệnh ban đầu thì được hưởng bao nhiêu phần trăm: Khám bệnh hay điều trị trái tuyến thì được hưởng bao nhiêu phần trăm? Chi phí giường bệnh có được bảo hiểm y tế chi trả? Khám dịch vụ nhưng vẫn tại nơi cơ sở khám chữa bệnh thì việc chữa trị bệnh có được hưởng theo bảo hiểm y tế không?
  • Điều kiện để được hưởng bảo hiểm y tế: Đóng bảo hiểm y tế trong bao lâu thì được sử dụng thẻ? Thời gian của thẻ là bao lâu? Có cần điều kiện gì để hưởng bảo hiểm y tế không?
  • Thủ tục cấp, đổi lại thẻ bảo hiểm y tế như thế nào: Thẻ bảo hiểm bị rách nát, mờ hay bị mất thì có được cấp đổi lại thẻ không? Nếu được thì trình tự thủ tục như thế nào? Đến đâu để được cấp lại thẻ bảo hiểm y tế? Đến bệnh viện nơi mình đăng ký khám chữa bệnh ban đầu hay nơi mình đã mua bảo hiểm y tế? Và thời gian trong bao lâu thì lấy được thẻ bảo hiểm.
  • Hết hạn thẻ bảo hiểm y tế khi đang chữa bệnh thì làm thế nào : Thẻ bảo hiểm y tế của bạn hết hạn khi bạn đang điều trị bệnh tại bệnh viện? Vậy bạn có được chi trả từ phía bảo hiểm không? Bạn có được gia hạn thẻ không? Hay ngay lúc này có phải tiếp tục mua thẻ bảo hiểm y tế không?.
  • Tư vấn bảo hiểm ý tế, tử tuất, thai sản, chế độ ốm đau, bệnh tật, lương hưu, thâm niên, chuyển ngạch, trợ cấp 1 lần, trợ cấp nhiều lần, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tai nạn lao động.

   

Chat facebook
Go Top